0
(0)
  1. Tổ chức khoa học và công nghệ là gì?

Theo khoản 11 Điều 3 Luật Khoa học và công nghệ 2013 thì tổ chức khoa học và công nghệ thì là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.

  1. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức khoa học và công nghệ

2.1. Quyền của tổ chức khoa học và công nghệ

Theo Điều 13 Luật Khoa học và công nghệ 2013 thì quyền của tổ chức khoa học và công nghệ như sau:

– Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Tổ chức khoa học và công nghệ công lập được Nhà nước giao biên chế.

– Đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ.

– Thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khoa học và công nghệ trực thuộc, văn phòng đại diện, chi nhánh trong nước và ở nước ngoài để hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.

– Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để hoạt động khoa học và công nghệ và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

– Công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Luật báo chíLuật xuất bản và quy định khác của pháp luật.

– Tư vấn, đề xuất ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước với cơ quan có thẩm quyền.

– Tham gia hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.

– Được chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.

2.2. Nghĩa vụ của tổ chức khoa học và công nghệ

Theo Điều 14 Luật Khoa học và công nghệ 2013 thì nghĩa vụ của tổ chức khoa học và công nghệ như sau:

– Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ; thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ theo đúng lĩnh vực đã được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

– Thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ đã ký kết, nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao.

Đọc thêm bài:   Bảng giá thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

– Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc sử dụng kinh phí và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

– Bảo đảm kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản thường xuyên theo chức năng của mình; sử dụng kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ đúng pháp luật.

– Đăng ký, lưu giữ và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

– Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về khoa học và công nghệ.

– Bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ trong tổ chức mình; giữ bí mật nhà nước về khoa học và công nghệ.

  1. Điều kiện thành lập tổ chức khoa học công nghệ

Theo Điều 4 Nghị định 08/2014/NĐ-CP thì điều kiện thành lập tổ chức khoa học công nghệ như sau:

* Điều lệ tổ chức và hoạt động:

– Tên tổ chức khoa học và công nghệ bao gồm tên đầy đủ, tên giao dịch quốc tế và tên viết tắt (nếu có), được viết bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được.

Tên đầy đủ bao gồm hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ, tên riêng của tổ chức khoa học và công nghệ.

Tên gọi của tổ chức phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính, không được trùng lặp với tổ chức khoa học và công nghệ khác, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc,

Bảo đảm không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân đang được bảo hộ tại Việt Nam.

– Mục tiêu, phương hướng hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ không được vi phạm quy định về các hành vi bị cấm.

– Trụ sở chính có địa chỉ được xác định rõ theo địa danh hành chính, có số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

– Người đại diện.

– Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức khoa học và công nghệ phù hợp mục tiêu, phương hướng hoạt động.

– Lĩnh vực hoạt động, thuộc một trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm; sản xuất, kinh doanh sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; dịch vụ khoa học và công nghệ.

Trường hợp tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập thì lĩnh vực hoạt động theo quy định về thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ trong một số lĩnh vực theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm bài:   Bảng giá dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ

– Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh trong bộ máy lãnh đạo và các cơ quan khác của tổ chức khoa học và công nghệ.

– Vốn điều lệ của tổ chức, bao gồm tiền mặt và các tài sản khác quy ra tiền; nguyên tắc tăng giảm vốn hoạt động và các nguyên tắc về tài chính khác.

– Điều kiện, trình tự, thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể (nếu có).

– Cam kết tuân thủ pháp luật.

* Nhân lực khoa học và công nghệ:

– Mỗi tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất 05 (năm) người có trình độ đại học trở lên bao gồm làm việc chính thức và kiêm nhiệm, trong đó có ít nhất 30% có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạt động và ít nhất 40% làm việc chính thức.

Trường hợp thành lập tổ chức khoa học và công nghệ để phát triển ngành khoa học và công nghệ mới thì tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất (một) người có trình độ đại học trở lên thuộc ngành đăng ký hoạt động làm việc chính thức.

– Người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ phải có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm quản lý, năng lực chuyên môn phù hợp.

Đối với tổ chức khoa học và công nghệ là cơ sở giáo dục đại học thì người đứng đầu phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục đại học.

* Cơ sở vật chất – kỹ thuật:

Có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, tài sản trí tuệ, các phương tiện vật chất – kỹ thuật khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ.

* Đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập còn phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

* Đối với tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài còn phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 3 Điều 11 Luật Khoa học và công nghệ 2013 như sau:

– Có điều lệ tổ chức và hoạt động, mục tiêu, phương hướng hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật;

– Nhân lực khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất – kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu, phương hướng và điều lệ tổ chức và hoạt động;

– Mục đích, nội dung, lĩnh vực hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật, yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ và phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam;

– Được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép thành lập;

– Được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đặt trụ sở làm việc tại địa phương.

  1. Thủ tục thành lập tổ chức khoa học và công nghệ
Đọc thêm bài:   Bảng giá dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ

Theo Điều 6 Nghị định 08/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục thành lập tổ chức khoa học và công nghệ như sau:

– Hồ sơ đề nghị thành lập tổ chức khoa học và công nghệ công lập bao gồm:

+ Tờ trình về việc thành lập;

+ Đề án thành lập;

+ Dự thảo quyết định thành lập;

+ Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động.

– Hồ sơ đề nghị thành lập tổ chức khoa học và công nghệ công lập được lập thành 02 (hai) bộ và gửi về cơ quan có thẩm quyền thành lập quy định bằng đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức lập hồ sơ biết để sửa đổi, bổ sung.

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, các cơ quan sau đây phải có ý kiến thẩm định:

+ Bộ Khoa học và Công nghệ đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập ở Trung ương;

+ Sở Khoa học và Công nghệ đối với tổ chức khoa học và công nghệ khác.

– Trường hợp Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc thì Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng liên ngành để thẩm định.

Thành phần Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia pháp lý, trong đó, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ không quá 1/3 tổng số thành viên Hội đồng.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định, cơ quan có thẩm quyền thành lập xem xét và ra quyết định thành lập. Trường hợp không chấp thuận thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, cơ quan có thẩm quyền gửi thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.

– Trình tự, thủ tục thành lập tổ chức khoa học và công nghệ là cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục đại học; việc thẩm định thành lập cơ sở giáo dục đại học công lập phải có sự tham gia của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Nếu cần tư vấn thủ tục chi tiết và trọn gói, vui lòng liên hệ Trung tâm Phát triển Tài sản Trí tuệ và Thương hiệu DIGISO

Email:  info.digiso@gmail.com

Hotline: 0877909606

Bài viết này có hữu ích đối với bạn không?

Xin hãy cho đánh giá!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Dịch vụ của DIGISO về thủ tục đăng ký nhãn hiệu, sáng chế và các TSTT khác:

DIGISO là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đảm bảo sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và hiệu quả nhất trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế và các loại tài sản trí tuệ khác  

Các dịch vụ sở hữu trí tuệ của DIGISO bao gồm:

    1. Tra cứu nhãn hiệu, sáng chế,... trước khi đăng ký;
    2. Tư vấn về quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu, sáng chế;
    3. Lập hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế;
    4. Theo dõi và giám sát quá trình xử lý hồ sơ đăng ký;
    5. Tư vấn và hỗ trợ trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến nhãn hiệu, sáng chế sau khi đã được đăng ký

->Liên hệ tư vấn nhanh qua zalo!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tư vấn 24/7
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon