3
(2)

Thông tin gạo ST25 bị một số doanh nghiệp tại Mỹ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ đang gây xôn xao trên dư luận. Dù còn nhiều tranh cãi chung quanh việc liệu doanh nghiệp này (DN) có được phép đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cho gạo ST25 hay không, song câu chuyện này đang tiếp tục gióng lên một hồi chuông cảnh báo về những bất cập trong xây dựng thương hiệu nông sản tại Việt Nam.

Nhiều bất cập trong xây dựng thương hiệu nông sản

Bình luận về thông tin gạo ST25 bị một số doanh nghiệp Mỹ nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ, Ths. Vũ Xuân Trường, chuyên gia thương hiệu (Viện Nghiên cứu chiến lược cạnh tranh và thương hiệu – BCSI) thẳng thắn cho biết, nếu ST25 đang gặp vấn đề nêu trên thì đó là điều không có gì mới. Lĩnh vực nông sản của chúng ta đã có rất nhiều trường hợp tương tự như cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre, cà phê Buôn Ma Thuột…

“Đối với các thương hiệu nông sản nổi tiếng, chúng ta mới đặt được nền móng ban đầu, còn việc xây dựng và phát triển thương hiệu chưa làm được nhiều. Thực tế cho thấy việc bảo vệ thương hiệu nông sản ở nước ta còn tồn tại rất nhiều bất cập. Những vụ việc như đánh mất chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa nông sản không còn là câu chuyện mới nhưng làm thế nào để hạn chế tình trạng này là vấn đề không đơn giản”, ông Trường cho biết.

Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, hiện nay có khoảng hơn 20% nhãn hiệu nông sản Việt Nam được đăng ký, song tình trạng các nhãn hiệu hàng hóa bị xâm phạm ngày càng tăng. Chưa kể, bảo hộ sở hữu trí tuệ có một nguyên tắc cơ bản là bảo hộ theo lãnh thổ. Vì vậy, nhãn hiệu của chúng ta được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì chỉ có giá trị bảo hộ tại Việt Nam, không được bảo hộ tại lãnh thổ nước khác. Việc chúng ta không đăng ký ở một nước khác đồng nghĩa với khả năng nhãn hiệu (hay chỉ dẫn địa lý) của chúng ta có thể bị đăng ký bởi một DN nước họ và họ trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu, độc quyền sở hữu nhãn hiệu đó cho sản phẩm đã được đăng ký.

Đọc thêm bài:   Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Ông Trường chia sẻ thêm, để hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho DN, ở cấp độ vĩ mô chúng ta đã có Chương trình Thương hiệu Quốc gia được ra đời từ năm 2003. Tuy nhiên, DN Việt Nam vẫn còn khá thờ ơ với chương trình này. Một số liệu thống kê cho biết, có đến 80% DN Việt chỉ chi ra 5% doanh số cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Chính bởi vậy, các sản phẩm nông sản của ta dù có chất lượng cao nhưng vẫn chưa tìm được vị trí xứng đáng ở cả thị trường nội địa và quốc tế.

Ở một góc độ khác, GS.TS.Nhà giáo nhân dân Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ cho biết, vấn đề xây dựng thương hiệu của gạo ST25 còn nhiều bất cập. Thứ nhất, tác giả của Việt Nam không mặn mà trong việc làm thương hiệu do thủ tục làm thương hiệu của Việt Nam còn nhiêu khê. Có rất nhiều điều kiện để bảo đảm sản phẩm này là của tác giả đó nên thủ tục làm rất khó khăn và tốn kém. Bên cạnh đó, do ta vẫn làm ăn manh mún, nhỏ lẻ; DN, hợp tác xã chưa gắn kết với nhau nên không bảo đảm được sản lượng gạo đáp ứng nhu cầu phía đối tác khi muốn xuất khẩu lâu dài với sản lượng lớn và chất lượng đồng đều sang một thị trường nào đó. Đây là cái khó để ta bảo hộ nhãn hiệu độc quyền ở một thị trường nước ngoài và xuất khẩu sang đó.

Cần sự chung tay

Từ câu chuyện của gạo ST25, ông Vũ Xuân Trường khuyến cáo, để có thể bảo vệ thương hiệu nông sản Việt Nam trên cả thị trường nội địa và quốc tế, cần sự chung tay của cả các cơ quan quản lý nhà nước và DN. Theo đó, về phía Nhà nước, cần chú trọng những giải pháp như quy hoạch vùng sản xuất và thiết lập các vùng chuyên canh sản xuất. Bên cạnh đó, tăng cường mối quan hệ thông tin giữa những người nông dân trực tiếp sản xuất với các nhà khoa học để nâng cao năng suất lao động, gia tăng sản lượng, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao và đồng đều. Ngoài ra, tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại cho ngành nông sản.

Đọc thêm bài:   12 lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Đối với các DN, cần quan tâm đến một số giải pháp gồm nâng cao nhận thức về xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu. Đồng thời, đầu tư cho máy móc, trang thiết bị hiện đại kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tăng thêm giá trị cho hàng nông sản. Ngoài ra, đầu tư cho nghiên cứu thị trường nhằm tạo ra sản phẩm phù hợp. Xây dựng các quy chuẩn cho sản phẩm nhằm bảo đảm về tính minh bạch của quy trình sản xuất, từ đó tạo tấm “giấy thông hành” cần thiết cho hàng nông sản. Tiếp theo, chủ động quảng bá thương hiệu nông sản của DN ra thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, với các thương hiệu mới khi xâm nhập bất cứ một thị trường nào cũng đều gặp phải rất nhiều khó khăn. Do đó, các thương hiệu mới có thể liên kết với các thương hiệu đã có tên tuổi nhằm tận dụng sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, kỹ thuật để thâm nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

Về phía cơ quan chức năng, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương cho biết: “Bộ Công thương không thể hỗ trợ trực tiếp nhưng có thể tư vấn, đồng hành cùng nhà sản xuất đăng ký nhãn hiệu và bảo vệ thương hiệu không chỉ cho gạo ST25 mà cho cả các thương hiệu sản phẩm khác của Việt Nam”.

Đọc thêm bài:   Lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký

Theo đó, trong thời gian tới, Bộ sẽ gia tăng hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức vai trò thương hiệu, giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị sản phẩm trên thị trường, từ đó nâng cao nhận thức, vai trò của bảo vệ thương hiệu. Giám sát việc xâm hại bản quyền nhãn hiệu của Việt Nam trên các thị trường, đăng ký bảo hộ kịp thời.

Bên cạnh đó, hỗ trợ kỹ thuật thông qua việc cung cấp các khoá đào tạo tập huấn, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại thị trường trong nước và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm. Thông qua mạng lưới chuyên gia, sẽ giới thiệu chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh chấp thương mại quốc tế để hỗ trợ DN đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm xuất khẩu ở những thị trường trọng điểm.

Khi có nguy cơ xảy ra tranh chấp, xâm hại thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu thương mại, Bộ Công thương thông qua hệ thống tham tán tại nước ngoài, hệ thống thông tin từ các chuyên gia quốc gia nắm bắt kịp thời nguy cơ xâm hại bảo vệ sở hữu trí tuệ và thương hiệu Việt Nam để cảnh báo kịp thời cho doanh nghiệp xử lý.

“Thời gian tới, Bộ Công thương sẽ kiến nghị Chính phủ xem xét, thí điểm giao Bộ Công thương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, hiệp hội ngành hàng, chọn ra các sản phẩm xuất khẩu có thương hiệu tốt để hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ trên các thị trường xuất khẩu trọng điểm phù hợp các quy định của WTO”, ông Vũ Bá Phú thông tin.

Nguồn: Báo Nhân dân

Bài viết này có hữu ích đối với bạn không?

Xin hãy cho đánh giá!

Average rating 3 / 5. Vote count: 2

No votes so far! Be the first to rate this post.

Dịch vụ của DIGISO về thủ tục đăng ký nhãn hiệu, sáng chế và các TSTT khác:

DIGISO là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đảm bảo sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và hiệu quả nhất trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế và các loại tài sản trí tuệ khác  

Các dịch vụ sở hữu trí tuệ của DIGISO bao gồm:

    1. Tra cứu nhãn hiệu, sáng chế,... trước khi đăng ký;
    2. Tư vấn về quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu, sáng chế;
    3. Lập hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế;
    4. Theo dõi và giám sát quá trình xử lý hồ sơ đăng ký;
    5. Tư vấn và hỗ trợ trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến nhãn hiệu, sáng chế sau khi đã được đăng ký

->Liên hệ tư vấn nhanh qua zalo!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tư vấn 24/7
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon