0
(0)

Một trong những đối tượng được quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng bảo vệ chính là nhãn hiệu. Tuy nhiên không phải vì thế mà các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu lại tương đồng với các đối tượng khác. Thay vào đó đối tượng này có những đặc trưng và cách thức áp dụng riêng.

Định nghĩa

Pháp luật Việt Nam mà cụ thể là khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 định nghĩa nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Với định nghĩa này có thể hiểu được chức năng cơ bản của một nhãn hiệu chính là dùng để phân biệt nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

Phân loại

– Nhãn hiệu tập thể (khoản 17 Điều 4): Nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

– Nhãn hiệu chứng nhận (khoản 18 Điều 4): Nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Đọc thêm bài:   So sánh nhãn hiệu và bản quyền: Điểm khác biệt chính

– Nhãn hiệu liên kết (khoản 19 Điều 4): Các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

– Nhãn hiệu nổi tiếng (khoản 20 Điều 4): Nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Điều kiện bảo hộ sở hữu trí tuệ

Để được quyền sở hữu công nghiệp bảo hộ một cách toàn vẹn thì trước hết nhãn hiệu đó phải đáp ứng  được các điều kiện về nội dung cơ bản được quy định tại Điều 72 Luật này:

– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

– Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Khi đáp ứng được các điều kiện cơ bản này thì chủ sở hữu còn cần tiến hành thủ tục đăng ký để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Sau khi hoàn tất thủ tục này thì các quyền lợi liên quan đến nhãn hiệu mới được đảm bảo.

 

Dịch vụ của DIGISO về thủ tục đăng ký nhãn hiệu, sáng chế và các TSTT khác:

DIGISO là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đảm bảo sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và hiệu quả nhất trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế và các loại tài sản trí tuệ khác  

Các dịch vụ sở hữu trí tuệ của DIGISO bao gồm:

    1. Tra cứu nhãn hiệu, sáng chế,... trước khi đăng ký;
    2. Tư vấn về quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu, sáng chế;
    3. Lập hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế;
    4. Theo dõi và giám sát quá trình xử lý hồ sơ đăng ký;
    5. Tư vấn và hỗ trợ trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến nhãn hiệu, sáng chế sau khi đã được đăng ký

->Liên hệ tư vấn nhanh qua zalo!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tư vấn 24/7
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon