0
(0)

Ubrands nhận được câu hỏi của anh Tuấn Anh như sau: 

Tôi đã nộp đơn đăng ký logo của mình từ tháng 01 năm 2020, hiện nay tôi đã nhận được thông báo từ chối cấp bằng của Cục SHTT. Xin hỏi Ubrands lý do tại sao logo của tôi bị từ chối và bây giờ tôi cần phải làm gì để Cục chấp nhận đơn của tôi. Tôi không muốn để mất logo này vì hiện tôi đã mở rất nhiều chuỗi cửa hàng mang logo đó, nếu phải thay cái  khác thì rất tốn kém.

Xin chân thành cảm ơn!

 

Ubrands Trả lời: 

Khái niệm nhãn hiệu có thể được gọi bởi những từ như: Thương hiệu, logo công ty … trên thực tế. Luật sư đưa ra khái niệm chính xác về nhãn hiệu và những lợi ích pháp lý, lợi ích tài chính khi đăng ký thành công nhãn hiệu độc quyền. Để đi vào câu hỏi của bạn, Ubrands xin đi vào từng khái niệm cụ thể như sau

1. Nhãn hiệu là gì ?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đồng thời đáp ứng hai điều kiện:

  • Một là Dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được, có thể là dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc kết hợp các yếu tố trên, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc
  • Hai là Dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác

2. Tại sao tôi phải đăng ký nhãn hiệu

Ubrands xin dẫn lại một câu chuyện như sau: 

“Một nhóm bạn tập hợp lại để kinh doanh. Nhiều ý tưởng được trình bày, ý tưởng nào thấy cũng có lý. Sau khi bàn bạc cá nhóm quyết định chọn phương án – chế biến một loại sản phẩm ăn nhanh, tiện lợi và cần ít vốn nhất.

Sản phẩm làm ra được mọi người chia nhau đem đến từng cơ quan, đơn vị bán. Lúc đầu, là bạn bè quen biết gọi điện thoại đặt mua. Sau đó là những người được bạn bè giới thiệu.

Dần dà, hàng bán ngày một nhiều hơn, khách hàng rộng rãi hơn. Khi đó, nhóm bạn này mới thấy cần thiết phải đặt cho nó một cái tên để có thể tạo ra nhiều tài liệu marketing cần thiết để truyền đạt đến khách hàng của mình. Một nhãn hiệu được ra đời.

Bất ngờ, một ngày kia, họ tới tấp nhận được điện thoại than rằng, sản phẩm của họ không còn ngon, đậm đà như lúc ban đầu. Doanh thu sụt hẳn, chia nhau đi tìm hiểu, điều tra họ đã phát hiện ngoài thị trường bày bán tràn lan sản phẩm giả gắn nhãn hiệu của họ. Cả nhóm quyết chí phải tìm cho ra kẻ chủ mưu. Khi phát hiện, họ tìm đến cơ quan có thẩm quyền để khiếu nại, nhưng không được giải quyết vì “không có bằng chứng nào chứng tỏ nhãn hiệu nêu trên thuộc quyền của họ”. Khi đó họ mới nhận ra rằng, để được bảo hộ nhãn hiệu, trước hết phải đi đăng ký và được cấp bằng thì quyền sở hữu đối với nhãn hiệu mới phát sinh”

Đọc thêm bài:   Cách bảo vệ nhãn hiệu khỏi bị xâm phạm

3. Nhãn hiệu được thiết kế phải đáp ứng các yêu cầu gì?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu cần đáp ứng các yêu cầu sau đây mới được bảo hộ:

– Nhãn hiệu không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy các nước, không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với biểutượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của tổ chức, cơ quan Nhà nước Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép, không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, nước ngoài, không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lần với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng (ngoại lệ: chính tổ chức này đăng ký các dấu hiệu đó làm nhãn hiệu chứng nhận)

– Khả năng phân biệt của nhãn hiệu: Dấu hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt để làm nhãn hiệu khi nó là:

+ Hình và hình học đơn giản, chữ số,chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, (ngoại lệ: trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu);

+ Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sửdụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;

+ Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ (ngoại lệ: trừ trường hợp đấu hiệu đó đã đạt được khá năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu);

Đọc thêm bài:   Làm giàu từ những sáng chế đơn giản

+ Dấu hiệu mô tả hình thúc pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn;

+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác, dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu…

Các đơn đăng ký nhãn hiệu thường bị cục SHTT từ chối là do mắc một trong các lỗi thiết kế như trên. Vậy nếu một ngày bạn nhận được văn bản từ chối cấp bằng của Cục SHTT, bạn cần làm gì?

4. Làm gì khi bị Cục SHTT từ chối cấp bằng

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hiện nay cần trải qua rất nhiều bước như : Chuẩn bị tài liệu, giai đoạn thẩm định hình thức, công bố đơn trên công báo của Cục Sở hữu Trí Tuệ, giai đoạn thẩm định nội dung, cấp bằng chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Trong đó bước thẩm định nội dung và hình thức là các bước quan trọng nhất, rất dễ xảy ra trường hợp bị từ chối bảo hộ do không đáp ứng các điều kiện quy định.

Cụ thể, giai đoạn thẩm định hình thức sẽ là giai đoạn quyết định xem đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn có được duyệt qua hay không.Sau khi nộp đơn lên Cục Sở hữu trí tuệ thì các thẩm định viên sẽ xem xét các thông tin khai trên tờ khai, xem xét phân nhóm hàng hóa/dịch vụ, xem xét phí nộp theo số nhóm hàng hóa/dịch vụ và các sản phẩm/dịch vụ trong các nhóm và xem xét các tài liệu khác có trong đơn. Thẩm định viên có thể sẽ ra công văn từ chối nếu đơn có bất kỳ một thiếu sót hình thức nào. Nếu nhận được công văn thẩm định hình thức, khi không đáp ứng các điều kiện trên (thông thường sai sót nằm ở việc phân loại hàng hóa/dịch vụ) thì đơn sẽ bị từ chối hợp lệ. Người nộp đơn có thời hạn 1 tháng kể từ ngày ký công văn để trả lời, nếu quá thời hạn này mà người nộp đơn không trả lời thì đơn coi như bị rút bỏ. Lúc này Cục sẽ thông báo từ chối bảo hộ tới người nộp đơn kèm theo lý do và yêu cầu sửa chữa thiếu sót. Khi nhận được thông báo này, quý khách phải xem xét lại nội dung và phúc đáp thông báo của Cục. Nếu sau khi sửa chữa và không còn thiếu sót, Cục mới thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Nếu đơn đáp ứng các điều kiện trên, chỉ trong 1 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn, Cục SHTT sẽ ra thông báo đơn hợp lệ và công bố trên công báo sở hữu công nghiệp để chuyển sang bước thẩm định nội dung.

Đọc thêm bài:   Các thủ tục chỉnh sửa, chuyển giao đơn sáng chế gồm những gì?

Giai đoạn thẩm định nội dung : thời gian thẩm định nội dung đơn theo quy định của Cục sở hữu Trí tuệ là 9-10 tháng. Tuy nhiên, trong thực tế thời gian xử lý của giai đoạn này là từ 14-16 tháng. Trong giai đoạn này, thẩm định viên sẽ đưa ra một trong số những ý kiến sau:

– Đơn bị từ chối vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được cấp bằng;

– Đơn bị từ chối một phần vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được cấp bằng

– Đơn đủ điều kiện cấp bằng và yêu cầu người nộp đơn nộp phí cấp bằng

 Tuy nhiên cũng có trường hợp Văn bản từ chối của Cục SHTT chưa thoả đáng và bạn không đồng ý với lý do của Cục SHTT đưa ra. Ví dụ: logo bạn có dấu hiệu bị trùng với logo A  nhưng chủ sở hữu của logo A lại là ngưởi nhà của ban và bạn hoàn toàn nhận được sự đồng ý của chủ sở hữu logo A vậy thì lúc này bạn cần phải phản hồi lại với Cục SHTT. 

Cần phải lưu ý vì Cục SHTT chỉ cho thời hạn ngắn để bạn trả lời nên ngay khi nhận được thông báo từ chối đơn từ Cục sở hữu trí tuệ, bạn phải mau chóng xử lý để tránh trường hợp quy trình đăng ký nhãn hiệu bị gián đoạn, hết thời hạn phản hồi thì mặc nhiên đơn của bạn sẽ bị vô hiệu và việc xử lý về sau rất khó khăn.

Trân trọng kính chào./.

 

Bài viết này có hữu ích đối với bạn không?

Xin hãy cho đánh giá!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Dịch vụ của DIGISO về thủ tục đăng ký nhãn hiệu, sáng chế và các TSTT khác:

DIGISO là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đảm bảo sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và hiệu quả nhất trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế và các loại tài sản trí tuệ khác  

Các dịch vụ sở hữu trí tuệ của DIGISO bao gồm:

    1. Tra cứu nhãn hiệu, sáng chế,... trước khi đăng ký;
    2. Tư vấn về quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu, sáng chế;
    3. Lập hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế;
    4. Theo dõi và giám sát quá trình xử lý hồ sơ đăng ký;
    5. Tư vấn và hỗ trợ trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến nhãn hiệu, sáng chế sau khi đã được đăng ký

->Liên hệ tư vấn nhanh qua zalo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tư vấn 24/7
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon