0
(0)

1. Khái niệm sáng chế

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện là có tính mới; có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện là có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Điều kiện bảo hộ sáng chế

Để được bảo hộ, một phát minh ít nhất phải đáp ứng các tiêu chí về tính mới trên toàn thế giới và khả năng áp dụng công nghiệp. Ngoài ra, phát minh đó phải có trình độ sáng tạo. Những tiêu chí được quy định cụ thể như sau:

(i) Tính mới

Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.\

Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

Hơn nữa, sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu:

  1. Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký;
  2. Sáng chế được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
  3. Sáng chế được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày công bố.
Đọc thêm bài:   Tên thương mại có phải đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ không?

(ii) Tính sáng tạo

Sáng chế được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

Sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

(iii) Khả năng áp dụng công nghiệp

Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

3. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

Theo quy định hiện nay của Luật SHTT, các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

  1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
  2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
  3. Cách thức thể hiện thông tin;
  4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
  5. Giống thực vật, giống động vật;
  6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
  7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

* Cũng theo quy định của Luật SHTT số 50/2005 thì một phát minh sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nếu phát minh này trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng hoặc làm tổn hại đến quốc phòng và an ninh quốc gia.

4. Quyền nộp đơn cấp bằng sáng chế

Quyền nộp đơn sáng chế trước hết thuộc về tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả.

Nếu sáng chế được tạo ra khi tác giả thực hiện nhiệm vụ do tổ chức mà tác giả là thành viên giao cho hoặc được tác giả tạo ra chủ yếu do sử dụng kinh phí, phương tiện vật chất của tổ chức thì quyền nộp đơn đăng ký sáng chế đó thuộc về tổ chức giao việc hoặc tổ chức cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả.

Đọc thêm bài:   Thủ tục và chi phí đăng lý mã số mã vạch sản phẩm chuẩn GS1

Nếu sáng chế được tạo ra do tác giả thực hiện hợp đồng thuê việc với tổ chức hoặc cá nhân khác và trong hợp đồng không có thoả thuận nào khác thì quyền nộp đơn sáng chế thuộc về tổ chức hoặc cá nhân đã ký hợp đồng đó với tác giả. Ngoài ra, người nộp đơn sáng chế có thể chuyển giao quyền nộp đơn kể cả đơn đã nộp cho cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.

Nếu sáng chế sử dụng kinh phí Nhà nước thì quyền nộp đơn sáng chế thuộc về Nhà nước.

5. Nguyên tắc “Nộp đơn đầu tiên”

Việt Nam có áp dụng nguyên tắc “Nộp đơn đầu tiên”. Điều này có nghĩa là sáng chế sẽ được cấp văn bằng bảo hộ cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất. Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký bảo hộ sáng chế cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn. Nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

6. Quyền ưu tiên

Người nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế được hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc một quốc gia có một thỏa thuận với Việt Nam để áp dụng quy định đó, với điều kiện người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc một nước thành viên.

Để được hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris, đơn đăng ký sáng chế tiếp theo phải được đệ trình trong vòng 12 tháng kể từ ngày nộp đơn của đơn đầu tiên. Trong một đơn đăng ký sáng chế, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.

Đọc thêm bài:   Tại sao thời gian đăng ký nhãn hiệu lại lâu như vậy? Có cách nào rút ngắn thời gian đăng ký nhãn hiệu lại được không?

Đối với đơn theo Hiệp ước về hợp tác sáng chế (PCT), thời hạn đăng ký vào Việt Nam theo quy định tại Chương I và Chương II của PCT là 31 tháng tính từ ngày ưu tiên. Tuy nhiên, kể từ ngày 09/05/2007, đơn đăng ký có thể nộp muộn hơn thời gian này 06 tháng, tuy nhiên người nộp đơn phải nộp thêm phí nộp muộn.

7. Quyền của chủ sở hữu sáng chế

Chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế có quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng sáng chế đã được bảo hộ. Các chủ sở hữu cũng có quyền ngăn chặn người khác sử dụng sáng chế mà không nhận được ủy quyền của riêng mình và có quyền xử lý nếu điều này xảy ra.

Việc sử dụng sáng chế là thực hiện các hành vi sau đây:

  • Sản xuất sản phẩm bằng việc sử dụng chất, công nghệ, thiết bị dựa trên sáng chế được bảo hộ;
  • Đưa vào lưu thông và quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm được sản xuất dựa trên sáng chế được bảo hộ;
  • Nhập khẩu sản phẩm được tạo ra dựa trên sáng chế được bảo hộ.

8. Nghĩa vụ của chủ sở hữu sáng chế

Chủ sở hữu bằng sáng chế có nghĩa vụ:

  • Trả thù lao cho tác giả trong trường hợp thuê;
  • Trả lệ phí duy trì hiệu lực bằng sáng chế;
  • Sử dụng hoặc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác theo quyết định của cơ quan hành chính nhà nước.

Ngoài ra, chủ sở hữu bằng sáng chế (gọi là chủ sở hữu sáng chế cơ bản) có nghĩa vụ cho phép chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc sử dụng sáng chế của mình với điều kiện phải chứng minh được sáng chế phụ thuộc tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn.

Trong trường hợp chủ sở hữu sáng chế cơ bản không đáp ứng yêu cầu của chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không có lý do chính đáng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó cho chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế cơ bản.

Bài viết này có hữu ích đối với bạn không?

Xin hãy cho đánh giá!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Dịch vụ của DIGISO về thủ tục đăng ký nhãn hiệu, sáng chế và các TSTT khác:

DIGISO là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đảm bảo sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và hiệu quả nhất trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế và các loại tài sản trí tuệ khác  

Các dịch vụ sở hữu trí tuệ của DIGISO bao gồm:

    1. Tra cứu nhãn hiệu, sáng chế,... trước khi đăng ký;
    2. Tư vấn về quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu, sáng chế;
    3. Lập hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế;
    4. Theo dõi và giám sát quá trình xử lý hồ sơ đăng ký;
    5. Tư vấn và hỗ trợ trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến nhãn hiệu, sáng chế sau khi đã được đăng ký

->Liên hệ tư vấn nhanh qua zalo!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tư vấn 24/7
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon