0
(0)

Bia Sài Gòn Việt Nam được bán ra thị trường với quy mô thương mại, có kiểu dáng, nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa đối với nhãn hiệu Bia Sài Gòn đã được bảo hộ.

Ngày 14/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” đối với bia SaiGon VietNam xảy ra tại ấp Bắc 2, xã Hòa Long, TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam (trụ sở TP.HCM) hợp tác với cơ sở sản xuất bia BiVa để sản xuất bia mang nhãn hiệu Bia Sài Gòn Việt Nam bán ra thị trường với quy mô thương mại, có kiểu dáng, nhãn hiệu sản phẩm có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa đối với nhãn hiệu Bia Sài Gòn đã được bảo hộ, thuộc sở hữu của Tổng công ty cổ phần Bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

Đây là hình ảnh sản phẩm có dấu hiệu xâm phạm quyền đã được bảo hộ

Đến ngày 23/6, Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 1, Cục QLTT Bà Rịa – Vũng Tàu đã tổ chức kiểm tra đột xuất đối với cơ sở sản xuất bia Biva ở địa chỉ trên do ông Vũ Tuấn Châu (SN 1963, làm chủ cơ sở).

Đọc thêm bài:   Sử dụng logo, nhãn hiệu của công ty khác để kinh doanh thì có phạm luật gì không?

Qua kiểm tra, lực lượng phát hiện cơ sở có 4.712 thùng bia SaiGon VietNam thành phẩm gồm 1 thùng = 24 lon, 1 lon = 330ml, 116.700 vỏ lon bia (loại 330ml) và 3.300 vỏ thùng bia (thùng giấy carton) có dấu hiệu xâm phạm quyền đã được bảo hộ.

Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ hàng hóa và các giấy tờ liên quan.

Sau đó, Cục QLTT Bà Rịa – Vũng Tàu đã chuyển giao hồ sơ vụ việc và toàn bộ hàng hóa, giấy tờ đang bị tạm giữ cho cơ quan Cảnh sát điều tra (PC03) Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để xử lý theo quy định của pháp luật.

Lực lượng chức năng phát hiện hơn 4.700 thùng bia có dấu hiệu xâm phạm quyền đã được bảo hộ

Theo Bộ luật hình sự 2015, Điều 226, Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính thì bị phạt đến 500.000.000 hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Nếu phạm tội có tổ chức, 2 lần trở lên, thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên, gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên… thì bị phạt lên đến 1 tỷ đồng.

Theo Anh Huy (Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo)

Đọc thêm bài:   Thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu là bao lâu?

Bài viết này có hữu ích đối với bạn không?

Xin hãy cho đánh giá!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Dịch vụ của DIGISO về thủ tục đăng ký nhãn hiệu, sáng chế và các TSTT khác:

DIGISO là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đảm bảo sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và hiệu quả nhất trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế và các loại tài sản trí tuệ khác  

Các dịch vụ sở hữu trí tuệ của DIGISO bao gồm:

    1. Tra cứu nhãn hiệu, sáng chế,... trước khi đăng ký;
    2. Tư vấn về quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu, sáng chế;
    3. Lập hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế;
    4. Theo dõi và giám sát quá trình xử lý hồ sơ đăng ký;
    5. Tư vấn và hỗ trợ trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến nhãn hiệu, sáng chế sau khi đã được đăng ký

->Liên hệ tư vấn nhanh qua zalo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tư vấn 24/7
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon