Ubrands nhận được câu hỏi của Chị Quỳnh Anh như sau: “Em thường xuyên nhập khẩu thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài về, mặc dù không phải của các hãng nổi tiéng nhưng em vẫn sử dụng logo, nhãn hiệu của các nhãn này để quảng cáo, livestream vì như vậy sẽ bán hàng nhanh hơn. Vậy Em muốn biết việc Sử dụng logo, thương hiệu độc quyền của công ty khác mà không xin phép thì có phạm luật không ? Căn cứ quy định nào ?”
Ubrands trả lời:
Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định:
1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
…
Việc sử dụng logo công ty nhưng không xin phép là hành vi vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ và sẽ bị xử phạt theo Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp), tùy thuộc mức độ vi phạm mà mức xử phạt sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:
a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Như vậy, việc bạn sử dụng nhãn hiệu của các hãng mỹ phẩm nổi tiếng để bán các sản phẩm khác có dấu hiệu Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và sẽ bị phạt theo hình thức như trên. Ngoài ra, nếu chủ sở hữu các nhãn hiệu kiện ra toà và họ hoàn toàn có thể đòi hỏi mức bồi thường cao hơn trên cơ sở liệt kê các thiệt hại về doanh thu, thương hiệu. Do đó, Bạn cần phải chấm dứt hành động trên càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng bởi các rủi ro pháp lý sau này
Trân trọng cảm ơn./.
Dịch vụ của DIGISO về thủ tục đăng ký nhãn hiệu, sáng chế và các TSTT khác:
DIGISO là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đảm bảo sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và hiệu quả nhất trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế và các loại tài sản trí tuệ khácCác dịch vụ sở hữu trí tuệ của DIGISO bao gồm:
->Liên hệ tư vấn nhanh qua zalo!