Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, hầu như hoạt động nào của con người đều gắn liền với thiết bị thông minh và mạng internet. Các giao dịch có xu hướng chuyển sang online, đặc biệt là hoạt động mua bán hàng hóa qua mạng đang ngày càng phát triển và là xu hướng tất yếu trong nền công nghiệp 4.0 mà cả thế giới đều đang hướng tới. Các doanh nghiệp đang dần dần di chuyển cửa hàng vật lý sang các cửa hàng online trên các sàn thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam như: TIki, Lazada, Shoppee, Sendo…
Trước đây, các sàn TMĐT hầu như bỏ ngỏ quy định về việc đăng ký nhãn hiệu, nhưng trong thời gian gần đây, Việt Nam đã gia nhập các hiệp định tự do thương mại, và chính phủ đang đứng trước sức ép phải vận hành nền kinh tế theo các tiêu chuẩn toàn cầu. Điều này cũng đặt ra yêu cầu các sàn thương mại điện tử phải kinh doanh sản phẩm có thương hiệu, nhãn hiệu đã được đăng ký.
Trước tiên, việc yêu cầu bên tham gia sàn giao dịch TMĐT phải cung cấp thông tin gì và phải đáp ứng những điều kiện nào để được tham gia sàn là quy định riêng của sàn đó. Tham khảo chính sách của một số sàn giao dịch TMĐT phổ biến hiện nay có quy định: để đưa sản phẩm vào danh mục bán hàng, thì ngoài việc cung cấp các giấy tờ về đăng ký kinh doanh thì các nhà bán hàng CHÍNH HÃNG còn cần cung cấp các chứng từ chứng nhận về nhãn hiệu.
Ví dụ: Các yêu cầu chứng từ cần nộp để trở thành Nhà bán hàng LazMall, bao gồm:
– Thông tin thương hiệu;
– Logo cửa hàng;
– Bản mẫu Banner;
– Giấy chứng nhận nhãn hiệu (đối với Chủ thương hiệu) hoặc Thư ủy quyền (đối với Nhà phân phối).
Đối với Shopee Mall thì cần cung cấp: “Giấy đăng ký thương hiệu hoặc Giấy xác nhận hồ sơ đăng ký thương hiệu hợp lệ của Cơ quan Nhà nước”.
Trong đó, đối với nhà bán hàng là chủ sở hữu thương hiệu thì Giấy chứng nhận nhãn hiệu theo quy định pháp luật được gọi là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu” hay còn gọi là Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, đây là một giấy tờ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho tên gọi, logo đã tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu và đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ như là: không bị trùng/tương tự với bất kỳ tên gọi, logo nào của người khác đã đăng ký trước, không mang tính mô tả v.v…
Đối với nhà phân phối, tức là bán hàng do người khác sản xuất thì cũng phải có tài liệu chứng minh mình có quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu đó, ở sàn Lazada thì cho dùng tài liệu là Thư ủy quyền để chứng minh, ngoài ra, theo quy định pháp luật thì còn có thể là Hợp đồng chuyển quyền sử dụng độc quyền hoặc không độc quyền, Giấy xác nhận đồng ý của chủ sở hữu quyền v.v..
Pháp luật hiện nay có bắt buộc đăng ký nhãn hiệu không?
Pháp luật không quy định bắt buộc tổ chức, cá nhân phải đăng ký nhãn hiệu, tuy nhiên khi nhãn hiệu sử dụng bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký bảo hộ thì tổ chức, cá nhân đó có thể bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và sẽ bị xử lý theo quy định, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành xử lý vi phạm hành chính, hoặc khởi kiện ra Tòa, hoặc nghiêm trọng nhất là khởi tố hình sự. Gần đây nhất chắc các bạn cũng đã biết một công ty đã bị khởi tố hình sự vì xâm phạm nhãn hiệu bia Sài Gòn.
Vậy tại sao tại sao các sàn giao dịch TMĐT lại yêu cầu nhà bán hàng phải cung cấp giấy tờ chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?
Hoạt động TMĐT sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật TMĐT, theo đó, hành vi “Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ” là hành vi bị nghiêm cấm theo điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về thương mại điện tử.
Ngoài ra, khoản 6 Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP có quy định các trách nhiệm của chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT, cụ thể: chủ sàn giao dịch TMĐT phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch TMĐT.
Khoản 4 Điều 4 Thông tư 47/2014/TT-BCT hướng dẫn chi tiết rằng: “Loại bỏ khỏi website những thông tin bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệvà các hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật khác khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh có căn cứ xác thực về những thông tin này.”
Do đó, nếu nhà bán hàng không có tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hàng thì rủi ro hàng hóa được đưa lên sàn giao dịch TMĐT đó xâm phạm quyền SHTT của người khác là có thể xảy ra. Cho nên, việc sàn giao dịch TMĐT đề nghị bên bán hàng phải cung cấp giấy tờ chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là có cơ sở và hợp lý.
Dịch vụ của DIGISO về thủ tục đăng ký nhãn hiệu, sáng chế và các TSTT khác:
DIGISO là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đảm bảo sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và hiệu quả nhất trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế và các loại tài sản trí tuệ khácCác dịch vụ sở hữu trí tuệ của DIGISO bao gồm:
->Liên hệ tư vấn nhanh qua zalo!